Thông tin loài cây

Keo tai tượng
Tên khác:Keo lá to, Keo mỡ
Tên latinh:Acacia mangiumWild
Họ:Trinh nữ (Minosaceae)
Vùng trồng:Vùng trồng : Đông Bắc,Vùng Trung tâm,Tây Bắc,Đồng bằng Sông Hồng,Bắc Trung Bộ,Nam Trung Bộ,Tây Nguyên,Đông Nam Bộ,Tây Nam Bộ

Công dụng:

Gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh…

Gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, ván sợi ép, trụ mỏ.

 

Kỹ thuật giống :

Quả chín tháng 5-6 đối với các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam thu quả  2 vụ trong năm là tháng 2-3  và tháng 11-12. Thu hái quả khi quả chuyển sang mầu nâu hoặc mầu xám, hạt có mầu đen bóng, nội nhũ chắc.

Quả sau khi thu hái ủ thành đống cho chín đều 2-3 ngày, sau đó phơi trong nắng nhẹ cho tách hạt. Sàng sẩy để tách mày hạt ra khỏi hạt. Khoảng 3 -4kg quả chế biến được 1 kg hạt.

Hạt được phơi trong bóng dâm cho khô bớt, tới hàm lượng nước 7-8%. Sau khi chế biến 1 kg hạt có khoảng 95.000 - 110.000. Tỷ lệ nẩy mầm ban đầu đạt trên 90%.

Hạt được bảo quản trong túi kín ở chỗ dâm mát. Bảo quản ở nhiệt độ 5- 100C, có thể duy trì sức sống của hạt được vài ba năm.

Trước khi gieo hạt cần xử lý nảy mầm bằng cách ngâm nước sôi trong 1 phút rồi để nguội dần qua đêm. Sau đó vớt hạt ra, ủ đến khi nứt nanh thì đem gieo. Hạt nảy mầm nhanh, trong 5 - 18 ngày.


Kỹ thuật trồng:

Thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 23-240C, lượng mưa 1.800 - 2000mm.

Độ cao dưới 600 - 700m so với mực nước biển.

Độ dốc dưới 20 - 250.

Ưa đất tốt sâu dày hơn Keo lá tràm, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước.

Trồng tập trung và phân tán đều được.

Lấy giống từ các xuất xứ rừng giống đã được công nhận (Cardwell [Qld], Pongaki [PNG], Iron Range [PNG]).

Đã có tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu.

Trồng kết hợp lấy gỗ lớn với gỗ nhỏ và tái sinh hạt luân kỳ 2.

Mô hình 6 tuổi đạt năng suất 36,7 m3/ha/năm ở Bàu Bàng-Bình Dương.

 

Các đơn vị cung ứng: 

Nguồn giống: