Thông tin loài cây

Sa mộc
Tên khác:Sa mu
Tên latinh:Cunminghamia lanceolata Lamb. Hook
Họ:Bụt mọc (Taxodiaceae)
Vùng trồng:Vùng trồng : Đông Bắc,Vùng Trung tâm

Công dụng:

Gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm nhà, đóng tàu thuyền, dán lạng

Gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, trụ mỏ.

 

Kỹ thuật giống :

Cây ra hoa vào tháng 3, quả chín tháng 10-11. Cây trồng được 8 năm bắt đầu nở hoa, thường thu hái giống ở tuổi 10 trở đi, chu kỳ sai quả 3-4 năm . Khi quả chín vỏ thường có mầu vàng nhạt, hoặc mầu nâu, một số mắt quả nứt để hạt tung ra ngoài, hạt bên trong có mầu nâu đậm và cứng, nội nhũ mầu trắng.

Quả sau khi mang về cần phân loại, những quả chưa chín được ủ thành đống cao không quá 50cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo 1 lần. Quả chín được rải đều dưới nắng nhẹ 3-5 ngày để tách hạt. Hạt được hong khô nơi râm mát 2-3 ngày sau đó mới đem bảo quản. Cứ 30 -40kg quả được 1kg hạt, có 130.000 -150.000 hạt /kg, tỉ lệ nẩy mầm là 40-50%.

Bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường duy trì sức sống được 5 tháng, còn trong điều kiện lạnh 5 -10oc có thể được 1 năm. Cần lưu ý hạt Sa mộc mất sức nẩy mầm rất nhanh.


Kỹ thuật trồng:

Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 15 - 20 0 C, lượng mưa 1.400 - 1900mm, nhiều sương mù.

Độ cao tuyệt đối từ 400 - 500m đến 900 - 1.000m

Đất sâu dày, ẩm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ, độ phì còn khá, ít chua, thoát nước tốt.

Trồng tập trung và phân tán

Hạt giống nhiều, thu hái từ rừng giống chuyển hoá

Trồng theo tiêu chuẩn ngành và kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu

Trồng kết hợp lấy gỗ lớn với gỗ nhỏ và tái sinh chồi gốc luân kỳ 2.

 

Các đơn vị cung ứng: 

Nguồn giống: